H-index là gì?
Chỉ số H hay còn được gọi là H-index, do GS Hirsch đề xuất. Chỉ số H được xem là một chỉ số phản ảnh về hiệu quả và sức ảnh hưởng của một nhà khoa học. Chỉ số H được tính toán dựa trên số bài báo và số lần trích dần.
Định nghĩa về chỉ số H của một nhà khoa học là nhà khoa học có H bài báo và trong số các bài báo đó được trích dẫn ít nhất là H lần.
Trên hình mà mô phỏng cách tính chỉ số H, theo đó trục hoành là các bài báo được xếp theo thứ tự trích dẫn từ nhiều nhất đến thấp nhất, trục tung là số lượng trích dẫn. Ở đây chúng ta sẽ thấy là chỉ số H chính là giao của H bài báo đầu tiên được trích dẫn ít nhất là H lần.
Để tính được hệ số H thì chúng ta cần sử dụng cơ sở dữ liệu uy tín về thông tin trích dẫn. Thường dùng cơ sở dữ liệu của Google Scholar, Web of Science hoặc Scopus.
Để tính chỉ số H chúng ta có thể sắp xếp các bài báo theo thứ tự từ từ bài có số trích dẫn cao nhất đến bài có trích dẫn thấp nhất. Sau đó xác định H bài báo được trích dẫn ít nhất H lần.
Như tôi đã trao đổi thì chỉ số H là phản ánh mức độ ảnh hưởng của cá nhân nhà khoa học, trong khi đó Impact Factor, CiteScore hoặc Q là phản ánh về mức độ ảnh hướng của tạp chí.
Hệ số H có ưu điểm là tương đối hữu hiệu trong việc xác định năng lực của một nhà khoa học. Cho tới thời điểm này, hệ số H vẫn chưa được quy định cụ thể trong phân loại học thuật ở Việt Nam. Ở các quốc gia, trường đại học hoặc theo các chuyên ngành khác nhau thì có các khuyến nghị về chỉ số H khác nhau.
Đối với ngành Y, thường được khuyến nghị là H-index từ 8-12 tương đương với PGS, trong khi đó từ 12-15 hoặc hơn thì tương đương với GS.
Theo giáo sư Hirsch là người để xướng ra chỉ số H này thì sau 20 năm làm khoa học, nếu một nhà nghiên cứu nào có H-index khoảng 20 là thành công, khoảng 40 là xuất sắc và 60 là xuất chúng.
Bên cạnh những ưu điểm, thì H-index cũng có một số hạn chế. Đó là H-index sẽ tăng theo thời gian, nên khó so sánh nhà nghiên cứu mới và lâu năm. Một số trường hợp là đồng tác giả được hưởng lợi khi bài báo được trích dẫn nhiều. Ngoài ra, nếu tác giả chỉ xuất bản ít bài báo mà những bài báo đó có chất lượng thì chỉ số H cũng không thể cao được.